Tại sao mẹ sau sinh bị ít sữa? Cách chữa ít sữa cho con bú như thế nào?
Một bà mẹ đang cho con bú lo lắng không biết sữa mình có đủ hay không, đặc biệt là khi trẻ đòi ăn liên tục hoặc quấy khóc sau khi bú. Đây không phải là những dấu hiệu xác định của việc mẹ sau sinh bị ít sữa. Trước khi bạn tự nghi ngờ liệu sữa của bạn có đủ hay không, hãy tìm hiểu về những dấu hiệu trẻ bú đủ là gì. Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và con tăng cân đầy đủ, khỏe mạnh, rất có thể sữa mẹ đã đủ.
Dấu hiệu trẻ bú không đủ sữa:
- Theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ: Tã là một chỉ số tuyệt vời về tình trạng đủ sữa/ đủ nước và dinh dưỡng của em bé. Thông thường, sau khi trẻ được 1 tuần tuổi và bạn đang cho con bú sữa 8 đến 12 cữ mỗi ngày, số lượng tã cho bé là ít nhất 4-6 chiếc tã nước tiểu màu vàng nhạt và 1-2 lần đi phân. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy con đi tè ít hơn 4 lần tã mỗi ngày và không đi phân trong hơn 2-3 ngày. Ngoài ra, tã nước tiểu đậm đặc đôi khi có pha màu hồng có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
- Kiểm tra cân nặng thường xuyên: Hầu hết trẻ sơ sinh đều giảm cân sau khi sinh. Miễn là mức giảm cân dưới 7% trọng lượng giảm trong vài ngày đầu sau sinh, thường thì không cần bổ sung thêm bất cứ gì khác ngoài việc bú sữa mẹ. Thậm chí giảm 7-10% cân nặng có thể được coi là bình thường đối với trẻ đang bú mẹ nhưng vẫn cần phải đảm bảo chất lượng trong việc cho con bú.
- Để ý các dấu hiệu mất nước: trẻ sơ sinh có thể bị mất nước rất nhanh. Trẻ sơ sinh có dự trữ chất lỏng thấp với tỉ lệ trao đổi chất cao, làm cho tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu mất nước ban đầu thường gặp cần theo dõi như sau: nước tiểu đậm đặc, số lượng tã ướt rất ít, khô miệng, hôn mê, dễ cáu bẳn, giảm hoặc không có nước mắt kèm theo khi khóc, da nhợt nhạt kém đàn hồi,…
Tại sao mẹ sau sinh bị ít sữa?
- Kết hợp cho ăn kèm với sữa công thức: Với việc sản xuất sữa non trong những ngày đầu đời và thiếu sự giáo dục về tầm quan trọng của sữa non khiến nhiều bà mẹ nhận ra rằng họ không có đủ nguồn sữa cho trẻ sơ sinh dẫn đến việc bổ sung sữa công thức và không cần thiết, đặc biệt là sữa công thức khiến trẻ bú mẹ ít hơn, dẫn đến kích thích hormone thấp, do đó dẫn đến nguồn sữa ít. Sự giảm kích thích ở vú dẫn đến việc tiết ra ít sữa hơn từ vú, từ đó gửi một phản hồi tiêu cực đến cơ thể rằng làm cần giảm sản xuất sữa. Chu kỳ liên tục này giữa việc bổ sung và giảm số lần cho con bú là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn sữa ít ở các bà mẹ sau sinh.
- Căng thẳng của người mẹ: mức độ căng thẳng gia tăng cũng có thể dẫn đến nguồn sữa giảm đột ngột hoặc thậm chí là mất sữa khi đang cho con bú.
- Bệnh tật ở người mẹ: các vấn đề nội tiết như buồng trứng đa nang, tiểu đường, mất cân bằng tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố khác và huyết áp cao,… có thể ảnh hưởng đến các hormone cần thiết để kích thích sản xuất sữa mẹ, dẫn đến việc mẹ sau sinh bị ít sữa.
- Giảm sản vú: còn được gọi là Mô tuyến vú không đủ (IGT). Giảm sản tuyến vú là tình trạng người mẹ chưa phát triển đầy đủ các mô tuyến. Mô tuyến trong vú đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa. Thông thường trong thời kìmang thai, có sự gia tăng các ống dẫn sữa và các mô tuyến dẫn đến sự gia tăng kích thước ngực. Tuy nhiên, một người mẹ không có đủ mô tuyến vú sẽ nhận thấy rằng ngực của họ không thay đổi hoặc chỉ có một chút thay đổi về kích thước ngực trong khi mang thai. Các dấu hiệu của chứng giảm sản có thể bao gồm: Khoảng cách vú rộng (thường cách nhau hơn 1,5 lần), vú hình ống (hình dáng thon dài), không đối xứng: một bên ngực lớn hơn bên kia, quầng vú bị sưng hoặc to ra, không có hoặc ít thay đổi về kích thước vú khi mang thai. Hầu hết các bà mẹ bị thiểu sản vú đều gặp phải tình trạng ít sữa nhưng vẫn có thể cho con bú sữa mẹ thành công nhờ sự hỗ trợ của một chuyên gia tư vấn sữa mẹ trong các trung tâm tư vấn sữa mẹ. Tham khảo: Chỉnh bú với các vấn đề từ ti mẹ bởi Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC.
- Sót nhau thai hoặc mất máu quá nhiều: xuất huyết sau sinh hoặc sót nhau thai có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nhau thai sót lại trong tử cung sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến việc mức prolactin không tăng lên, ngăn cản cơ thể bắt đầu quá trình tạo sữa. Mất máu nhiều cũng có thể gây ức chế quá trình tạo sữa do tâm sinh lí của người mẹ bị căng thẳng.
- Thuốc men: Nếu bạn nhận thấy nguồn sữa của mình giảm đột ngột. Tự đánh giá xem bạn đã bắt đầu dùng bất kì loại thuốc nào sau đây chưa: thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, thuốc tránh thai (chứa estrogen): thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin là lựa chọn tốt nhất trong thời kỳ hậu sản khi bạn đang cho con bú, thuốc hỗ trợ sinh sản,…
- Trẻ sơ sinh bú mẹ không hiệu quả do các vấn đề về khớp ngậm bú: bạn có thể đang có quá trình tạo sữa bình thường nhưng do làm trống tuyến sữa không đủ nên bạn nhận thấy bị ít sữa. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sai khớp ngậm bú là vấn đề tưa lưỡi và dính thắng lưỡi/ dính thắng môi ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ của BMC có thể giúp đánh giá con bạn về các vấn đề liên quan đến vấn đề này và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Chỉnh khớp ngậm bú cùng Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC.
- Bỏ bú đêm: không cho con bú suốt đêm có thể làm giảm mức prolactin (thường tăng cao vào ban đêm), dẫn đến tác động tiêu cực đến tỉ lệ cung và cầu, dẫn đến cung thấp hay mẹ sau sinh bị ít sữa.
Cách chữa ít sữa cho con bú như thế nào?
- Tăng kích thích: kích thích thường xuyên là đặc biệt cần thiết trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sự kích thích này giúp quá trình chuyển đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành dễ dàng hơn. Có một số cách để tăng kích thích hormone oxytocin / prolactin có thể làm tăng nguồn sữa. Chìa khóa của việc tăng kích sữa và gọi sữa về nhiều là ngực mẹ càng trống thường xuyên (nhu cầu nhiều hơn), bạn càng tạo ra nhiều sữa (cung cấp nhiều hơn).
- Tiếp xúc da kề da với em bé: có thể làm tăng nồng độ prolactin. Da kề da là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự liên kết và thư giãn cho cả mẹ và bé.
- Cho con bú theo nhu cầu là hình thức kích sữa tốt nhất để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của bé (cung = cầu). Cho con bú hoàn toàn từ một bên vú trước khi đổi bên còn lại cũng giúp tăng kích thích. Cho bú vào ban đêm cũng rất quan trọng vì mức prolactin rất cao vào ban đêm và việc bỏ ăn đêm có thể tác động tiêu cực đến tỉ lệ cung và cầu, do đó dẫn đến ít sữa sau sinh.
- Hút sữa cũng là một cách tuyệt vời để tăng kích thích, đặc biệt nếu bạn gặp khó khăn trong việc cho con bú.
- Thư giãn và chăm sóc mẹ: Giống như căng thẳng được biết là làm giảm nguồn sữa, tương tự, thư giãn có thể thúc đẩy dòng chảy của sữa và sản xuất sữa. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống vitamin trước khi sinh, uống đủ nước là những yêu cầu chăm sóc cơ bản của bà mẹ sau sinh thường bị bỏ qua.
Cách chữa ít sữa cho con bú và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cùng Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC: mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản để học cách nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi mẹ đang gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, hẳn là có điều gì đó bạn còn chưa biết hoặc còn đang làm sai. Với những mẹ đã sinh bé và không đủ sữa, hay bé không bú mẹ, hoặc mẹ bị tắc tia sữa, bé bú mẹ chậm tăng cân; cách kích sữa và duy trì sữa mẹ lâu dài; tập cho bé bú mẹ và tập bé bỏ bú; xử lí ra sao khi trẻ sơ sinh sặc sữa/ nôn trớ; các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh,… thì chuyên gia tư vấn sữa mẹ BMC sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp phù hợp để cải thiện và cũng như hướng dẫn bạn chi tiết phương pháp cải thiện để bạn có thể dễ dàng thực hiện và tự tin khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỮA MẸ BMC:
Địa chỉ: Số 5, hẻm 9, ngách 11, ngõ 95 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 09779.444.37
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – Thứ 7
08:00 AM – 17:00 PM
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797