Lưu trữ và bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?
Nếu mẹ sẽ phải xa em bé đủ lâu để bỏ lỡ một hoặc nhiều cữ bú trong ngày, hãy dùng máy hút sữa hoặc dùng tay vắt sữa song song với việc bạn cho con bú bình thường. Điều này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa để bạn có thể tiếp tục cho con bú, ngay cả khi bạn trở lại làm việc hoặc đi xa.
Bảo quản sữa mẹ an toàn sau khi bạn vắt hút sữa sẽ đảm bảo em bé luôn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong khi mẹ không ở cạnh em bé.
Mẹo vắt hút sữa mẹ hiệu quả
Mẹo để vắt sữa nhanh hơn
Bạn có thể vắt hút sữa mẹ nhanh hơn nhiều nếu bạn sử dụng máy hút sữa đôi chạy bằng điện hoặc vắt sữa bằng tay và bằng máy đơn cùng một lúc.
Bắt đầu vắt hút sữa vào thời gian nghỉ thai sản
Nếu bạn có kế hoạch quay trở lại làm việc, đó là một ý tưởng tốt để bắt đầu vắt hút sữa trong khi bạn vẫn đang trong thời gian nghỉ thai sản. Nó sẽ giúp bạn chuẩn bị và xây dựng nguồn cung cấp sữa mẹ dự phòng. Bạn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy sẵn sàng.
Bắt đầu với việc vắt hút mỗi ngày một lần giữa các lần cho bú. Nhiều bà mẹ thấy rằng họ có thể vắt sữa nhiều hơn vào buổi sáng. Một khi bạn tìm thấy thời gian phù hợp nhất với mình, hãy cố gắng vắt hút sữa vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Giữ một lịch trình vắt hút sữa phù hợp
Khi bạn trở lại làm việc, bạn sẽ cần vắt sữa trong những lần bạn thường cho bé ăn. Hãy cho cơ thể của bạn biết về tầm quan trọng của việc giữ nguyên lịch trình cần phải sản xuất sữa đó. Vắt sữa tại nơi làm việc sẽ giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ lâu hơn vì nó bảo cơ thể bạn tiếp tục tạo sữa. Nó cũng sẽ giữ cho cơ thể bạn thoải mái để bạn có thể tập trung vào công việc.
Suy nghĩ về em bé có thể giúp sữa mẹ chảy tốt hơn khi vắt hút
Nếu bạn nhìn vào hình ảnh của em bé hoặc suy nghĩ về việc chăm sóc em bé, nó có thể giúp bạn thư giãn và bắt đầu khơi gợi dòng sữa.
Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?
Tốt nhất là sử dụng sữa mẹ càng sớm càng tốt sau khi đã hút hoặc vắt sữa mẹ ra khỏi bầu vú. Các đặc tính bảo vệ của sữa mẹ sẽ bị giảm khi làm lạnh và đông lạnh. Nhưng sữa mẹ được lưu trữ và bảo quản đúng cách là điều tốt nhất tiếp theo để sữa mẹ tươi là nguồn thực phẩm đầy đủ và bổ dưỡng cho bé. Sữa mẹ được bảo quản vẫn tốt hơn cho bé so với sữa công thức.
Sữa mẹ có thể được lưu trữ và bảo quản đúng cách, cũng như sau đó được sử dụng theo các cách sau
- Giữ ở nhiệt độ phòng ở nhiệt độ 16° C đến 29° C trong thời gian tối đa 4 giờ. Nếu sữa được thu thập trong điều kiện rất sạch, chẳng hạn như rửa tay sạch, các bộ phận máy hút sữ avà hộp chứa được làm sạch đúng cách, sữa có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong 6 đến 8 giờ.
- Giữ tươi trong ngăn làm mát với nhiệt độ là 15° C trong vòng 24 giờ.
- Được bảo quản tươi trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4° C trong tối đa 72 giờ. Nếu sữa được thu thập trong điều kiện rất sạch, nó có thể được lưu trữ lên đến 8 ngày.
- Giữ trong tủ đông ở nhiệt độ – 4° C trong thời gian tối đa là 6 tháng.
Mẹo lưu trữ và bảo quản sữa mẹ an toàn
Thực hiện theo các lời khuyên sau đây khi bạn chuẩn bị sữa mẹ để lưu trữ và bảo quản:
- Hãy chắc chắn việc rửa tay trước khi vắt hút sữa hoặc xử lý sữa mẹ sẽ được lưu trữ và bảo quản.
- Các thùng chứa sữa phải sạch và khô. Chúng không cần phải vô trùng như dụng cụ vắt hút hay túi/ hộp đựng sữa trực tiếp tiếp xúc với sữa mẹ. Chỉ cần rửa thùng/ hộp trong nước xà phòng nóng hoặc trong máy rửa chén.
- Chai nhựa hoặc túi ziplock nhỏ có thể được sử dụng để lưu trữ sữa, giữ thẳng đứng trong cốc và chỉ đổ đầy 3/4 khối lượng. Hãy đảm bảo rằng các túi/ chai chứa sữa chắc chắn và được lưu trữ ở nơi mà chúng sẽ không bị đổ, bị thủng hoặc hư hỏng.
- Nếu bạn có kế hoạch đóng băng sữa để bảo quản trong thời gian dài, hãy để một ít không gian ở trên cùng của túi (1/4 thể tích). Sữa sẽ nở ra khi nó được đóng băng. Điều quan trọng nữa là phải ghi rõ và cụ thể ngày sữa được vắt ra bên ngoài túi. Ngày tháng này sẽ giúp bạn biết nên sử dụng phần sữa nào trước và khi nào nên loại bỏ sữa mà bạn không sử dụng đến khi đã quá hạn.
- Sữa từ cả hai vú được vắt hút sữa trong cùng một phiên có thể được kết hợp và bảo quản chung trong một thùng chứa. Tốt nhất là sử dụng một hộp chứa đủ sữa cho một lần cho bé ăn, như vậy bạn sẽ ít có khả năng phải loại bỏ sữa không sử dụng đến hơn.
- Để kiểm soát nhiệt độ phù hợp nhất, lưu trữ sữa ở phía sau tủ lạnh hoặc vị trí lạnh nhất ở ngăn đông.
- Khi làm tan hoặc làm ấm sữa mẹ, hãy cho nước ấm chảy qua hộp bảo quản (có thể là bình sữa hoặc túi trữ sữa) cho đến khi sữa trở nên sền sệt. Sau đó, bạn có thể làm nóng bình chứa nhẹ nhàng trong nồi nước ấm trên bếp cho đến khi sữa hơi ấm khi chạm vào.
- Sữa mẹ đông lạnh sẽ bị tách lớp vì chất béo nổi lên trên cùng. Sự tách biệt này là bình thường và không có nghĩa là sữa bị hỏng hoặc không sử dụng được. Sau khi rã đông sữa mẹ, lắc nhẹ bình chứa và chất béo sẽ phân phối lại đều trở lại.
Không nên:
- Sử dụng sữa mẹ đã rã đông (và sau đó làm lạnh) sau 24 giờ.
- Sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Lò vi sóng làm nóng không đều, tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng miệng và cổ họng của bé.
- Có rất ít nghiên cứu về mức độ an toàn khi làm lạnh và tái sử dụng sữa mẹ còn sót lại từ lần cho ăn trước. Nhưng nhiều chuyên gia nói rằng tốt nhất là vứt bỏ bất kì phần sữa mẹ nào còn lại trong bình sau khi bé đã ăn.
Sau khi nguồn cung cấp sữa mẹ của bạn được xây dựng và duy trì ổn định, bạn có thể cần phải bắt đầu vắt hút, lưu trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách và an toàn nếu có kế hoạch đi làm trở lại hoặc phải rời xa em bé thường xuyên. Có sữa mẹ dự trữ cho bé khi bạn đi vắng sẽ đảm bảo bé luôn có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.