Làm thế nào để cai sữa cho con mẹ không đau, nhanh chóng

Đối với một số phụ nữ lần đầu làm mẹ, đây có thể là một thời gian đầy thử thách, bởi vì họ không chắc chắn liệu con của họ đã sẵn sàng ngừng việc bú mẹ hay chưa hay làm thế nào và khi nào để thực sự cai sữa cho con.

Làm thế nào để cai sữa cho con

Khi nào bạn nên ngừng cho con bú và cai sữa?

Mỗi bà mẹ và em bé đều khác nhau – không có độ tuổi cụ thể để khẳng định khi nào quá trình cai sữa nên bắt đầu. Tính khí và nhu cầu của bé, cùng với hoàn cảnh sống của bạn, là tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng khi bạn ngừng cho con bú. Ví dụ, bạn có thể sẽ sớm trở lại làm việc. Điều này có thể gây khó khăn cho một số bé khi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và không chịu bú bình.

Tuổi trung bình để cai sữa hay ngừng cho con bú là bao nhiêu?

Không có độ tuổi trung bình khi một người mẹ có ý định ngừng cho con bú, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa nghĩ rằng khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cần nhiều chất dinh dưỡng, như sắt và kẽm, hơn sữa mẹ có thể cung cấp. Đây là độ tuổi tốt để bắt đầu đưa các loại thực phẩm khác vào chế độ ăn của bé – giới thiệu thực phẩm ăn dặm để đảm bảo sự phát triển đúng hướng của bé, điều này có thể giúp bé cai sữa dễ dàng hơn.

Mặc dù thông thường khuyến cáo rằng em bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, nhưng khi nào nên ngừng cho con bú là lựa chọn bạn có thể đưa ra dựa trên các điều kiện như: bạn có cảm thấy sẵn sàng hay không, sức khoẻ của cả mẹ và em bé nên được đưa ra cân nhắc trước khi quyết định cai sữa hoặc một số trương hợp bất khả kháng. Một số người tiếp tục cho con bú vào năm thứ 2 hoặc thậm chí lâu hơn như thế, và chúng hoàn toàn được khuyến khích.

Lý do mẹ cai sữa và ngừng cho con bú có thể là gì?

Có một số bà mẹ thường bắt đầu cai sữa cho con từ sữa mẹ vào một thời điểm nào đó trong năm đầu tiên. Đây là một số lý do phổ biến khiến mẹ cai sữa và ngừng cho con bú như:

  • Muốn trở lại làm việc hoặc đi học.
  • Em bé dường như không hài lòng khi chỉ dùng sữa mẹ.
  • Bắt đầu phải sử dụng thuốc chữa bệnh mà có thể đi qua sữa ảnh hưởng đến em bé.
  • Đối với một số người, cho con bú có thể gây kích thích cơ thể của họ.
  • Lượng sữa được sản xuất có thể không đủ cho em bé. Bổ sung với các thực phẩm khác có thể giải quyết vấn đề này.
  • Đôi khi một em bé có thể mất hứng thú với việc được cho bú mẹ (tự cai sữa), khiến người mẹ dừng lại và giới thiệu các loại thực phẩm khác vào chế độ ăn uống.
  • Một số bà mẹ tuân theo các chuẩn mực văn hóa và tập quán của xã hội chỉ ra độ tuổi nào nên ngừng cho con bú.
  • Bạn có thể đang cố gắng để có thai lần nữa. Cho con bú có thể là một biện pháp tránh thai tự nhiên.

Làm thế nào để cai sữa cho con

Làm thế nào để cai sữa và ngừng cho con bú đột ngột: Nó có tốt không?

Việc cai sữa cho bé sẽ diễn ra suôn sẻ hơn khi thực hiện dần dần. Tuy nhiên, đôi khi, hoàn cảnh phát sinh khiến bạn cần phải ngừng cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức. Làm điều này đôi khi được gọi là cai sữa đột ngột hay ngừng cho con bú đột ngột.

Mặc dù có thể là cần thiết, nhưng việc cai sữa đột ngột có thể mang đến một số rủi ro. Điều gì xảy ra khi mẹ ngừng cho con bú đột ngột sẽ thay đổi từ người mẹ này sang người mẹ khác, nhưng có khả năng người mẹ có thể bị căng vú/ tức sữa hoặc nhiễm trùng vú như viêm vú. Ngoài ra, em bé có thể bị suy dinh dưỡng. Tốt nhất là tránh cai sữa đột ngột nếu có thể.

Nếu bạn cần ngừng cho con bú một cách đột ngột, có một số điều bạn có thể làm để ngừng cho con bú thoải mái và hạn chế rủi ro tối đa:

  • Cố gắng chỉ vắt một ít sữa từ vú. Vắt nhiều sữa hơn có thể kích thích sản xuất sữa, gây ra nhiều khó chịu hơn từ sự căng cứng.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp ngực của bạn để giảm khả năng tắc ống dẫn sữa và nhiễm trùng.
  • Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp đỡ cho bà mẹ trong quá trình cai sữa, tốt nhất là hỏi bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng bất kfi loại thuốc nào.
  • Hãy dùng các loại thuốc làm thay đổi hormon dạng như thuốc tránh thai để quản lí việc tiết sữa.

Làm thế nào để cai sữa cho con

Cách cai sữa cho bé: Phải làm sao?

Lý tưởng nhất, cai sữa cho bé có thể là một quá trình dần dần. Làm điều đó dần dần có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng và các biến chứng khác có thể phát sinh từ việc ngừng cho con bú đột ngột.

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để chuyển em bé của mình từ việc cho con bú sang thức ăn dặm, đây là một số mẹo hữu ích để ngừng cho con bú hiệu quả hơn:

Thay thế bằng sữa công thức nếu em bé của bạn dưới một tuổi có thể giúp cơ thể bạn bắt đầu giảm sản xuất sữa.

Khi bé tiếp tục phát triển và học các kĩ năng mới, bạn có thể thay thế bình sữa bằng cốc (các loại cốc dành cho bé tập uống) để bé có thể học cách tự ăn uống.

Thực phẩm xay nhuyễn trộn với sữa mẹ giúp kết hợp dễ dàng hơn vào chế độ ăn của bé.

Khi đủ tháng tuổi, hãy đưa nhiều thực phẩm ăn dặm hơn vào chế độ ăn và giảm lượng sữa mẹ.

Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng như thịt, cá, trứng và trái cây có thể giúp em bé khỏe mạnh và tiếp tục phát triển. Nấu hoặc trộn các loại thực phẩm này để có một sự nhất quán mềm có thể làm cho nó dễ được ăn hơn.

Dần dần thay đổi thói quen ăn dặm của em bé như bổ sung nhiều thực phẩm hơn và ít sữa mẹ hơn để bé không muốn bú mẹ mỗi khi ăn.

Phải làm gì nếu em bé không hợp tác cai sữa và ngừng bú mẹ?

Đôi khi, người mẹ sẵn sàng bắt đầu cai sữa cho con, nhưng đứa trẻ vẫn chưa muốn ngừng việc được cho bú. Điều này đáng để mẹ cân nhắc xem liệu đã thực sự thích hợp đẻ cai sữa cho con hay chưa, có thể cho con thêm chút thời gian để chúng sẵn sàng.

Có rất nhiều cách bạn có thể khuyến khích bé chuyển từ bú mẹ sang thức ăn dặm. Nếu bạn có một đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể thử tham gia vào một hoạt động như chơi trò chơi, đọc sách cho chúng hoặc chơi với người lớn khác khi chúng muốn được bú mẹ. Điều này có thể khiến con bị phân tâm và quên việc đòi bú.

Tuy nhiên, đôi khi, em bé của bạn có thể không hợp tác cai sữa vì một vấn đề tiềm ẩn như ốm đau, bị bệnh,… Con có thể cảm thấy dễ bị tổn thương, và cho con bú có thể giúp em bé cảm thấy an toàn và gần gũi với mẹ. Nếu đây là trường hợp của mẹ con bạn, bạn có thể xem xét hoãn cai sữa một chút cho đến khi em bé của bạn được phục hồi hoàn toàn. Và nếu quá trình cai sữa không diễn ra suôn sẻ, bạn có thể thử lại sau. Điều quan trọng là tìm một sự cân bằng đáp ứng nhu cầu của bạn và em bé.