Nguyên nhân và cách trị nấc cụt sơ sinh
Trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa biết nói cho người lớn hiểu rằng mình đang khó chịu mà chỉ có thể khóc/cười để thể hiện thái độ. Vì vậy, mỗi mỗi thay đổi của bé đều khiến bố mẹ rất lo lắng không hiểu chuyện gì đang xảy ra với bé. Nấc cũng cũng là một trong những phản ứng thường gặp ở trẻ khiến bố mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này qua bài viết dưới đây
1. Nguyên nhân
Nấc cụt là phản xạ thông thường của trẻ, đặc biệt trẻ <4 tháng khi bé ăn quá no hoặc nuốt quá nhiều khí khi ăn. Tình trạng này hay gặp hơn ở trẻ bú bình. Vì thường thì bú bình dễ khiến bé nuốt không khí hơn. Khi bé hít một lượng khí nhất định, cơ hoành sẽ co thắt và tạo thành tình trạng nấc.
Bú mẹ quá nhanh, bú khi vừa khóc xong cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trào ngược dạ dày: Cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, cộng thêm tư thế nằm ăn của bé dễ khiến bé xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến nấc.
Trời trở lạnh đột ngột, hoặc nóng đột ngột dễ khiến không khí lạ đi vào phổi bé dẫn đến nấc.
Ngoài ra, hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm phải không khí ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ.
2. Phương pháp chữa nấc
Việc chữa nấc ở trẻ em là khá phức tạp so với người lớn. Do cơ thể bé chưa hoàn thiện và còn non nớt. Vậy nên mẹ cần cẩn thận tránh làm tổn thương bé.
- Bịt tai hoặc bịt mũi trẻ khoảng 30 giây đồng thời giữ miệng trẻ 2-3s sau đó lặp lại sau mỗi 3s. Mẹ nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bé.
- Tư thế bế khi bú: Mẹ hãy để ý thời gian xuất hiện tình trạng nấc nếu thường xuyên xất hiện sau bữa ăn thì mẹ nên xem lại tư thế bế bé khi cho bé bú. Một tư thế bú sai có thể khiến không khí đi vào phổi quá nhiều dẫn đến nấc.
- Vỗ nhẹ: Phương pháp này khá dễ dàng và phổ biến đồng thời cũng rất hiệu quả. Mẹ chỉ cần vỗ nhẹ vào lưng một cách dứt khóa. Bé ợ được luồng hơi gây ra nấc ra khỏi miệng thì sẽ chữa được nấc. Nếu nấc xẩy ra khi bé đang bú, mẹ nên dừng cho bé bú tránh bị sặc, sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé để chữa nấc.
- Phương pháp uống từng ngụm nước nhỏ như người lớn, mỗi lần khoảng 2.5 ml liên tục cũng rất hiệu quả với bé.
- Mẹ có thể cho bé ngậm 1 chút đường nếu bé đã vào độ tuổi ăn dặm, hỗ trợ giảm kích thích co thắt cơ hoành rất tốt.
- Lựa chọn kích thước núm ti của bình sữa phù hợp, tránh việc không khí đi vào miệng bé quá nhiều cũng làm giảm nguy cơ bé bị nấc.
3. Phòng ngừa nấc cụt
Nấc cụt là hiện tượng bình thường ở trẻ, tuy nhiên mẹ có thể hạn chế sự xuất hiện của nó bằng cách tuân thủ những lưu ý sau:
- Nhiệt độ ổn định, không gian thoáng đãng, tránh để bé bị thay đổi môi trường đột ngột. Không nên cho quạt gió hoặc gió trời quạt thẳng vào người bé
- Tránh để nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng chênh lệch quá nhiều khi tắm cho bé. Nếu nhiệt độ phòng quá lạnh mẹ cần phải sử dụng các biện pháp để tăng nhiệt độ phòng: điều hòa, máy sưởi.
- Tránh để bé quá đói hoặc quá no. Không cho bé bú quá nhanh và không cho nằm ngay sau khi bé ăn.
Hiện tượng nấc cụt ở trẻ là hoàn toàn bình thường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ hãy bình tĩnh để xử lý một cách khoa học nhất, tránh rung lắc bé làm tình trạng trào ngược dạ dày bị nặng thêm.
Nếu tình trạng nấc xuất hiện quá thường xuyên và kéo dài. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
Nguyên nhân và cách giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797