Nguyên nhân khiến bé không chịu ti mẹ

Bé không chịu ti mẹ do nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến cuộc sống đầu đời của bé và sự chăm sóc bé của mẹ. Bé không chịu bú mẹ khiến mẹ lo lắng, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong giai đoạn phát triển của bé. Vậy bé không chịu bú mẹ ảnh hưởng như thế nào?

1. Nếu bé không chịu bú, mẹ và bé sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Tắc tia sữa
  • Giảm sữa, thậm chí mất sữa
  • Trẻ không/chậm tăng cân
  • Khó chịu ở cả mẹ và bé
  • Bé không lưu luyến mẹ, giảm cảm giác mẹ-con
  • Căng, tức ngực ở mẹ, đau ngực do dùng máy vắt

2. Nguyên nhân trẻ không chịu bú?

a. Bế sai tư thế

Nhiều trường hợp bé thích nghi tốt, việc mẹ bế bé ở nhiều tư thế bé đều có thể tự tìm ti và ti đúng cách. Tuy nhiên đa số bé ban đầu đầu cần mẹ bế đúng tư thế, giúp bé thoải mái và chốt khớp ngậm đúng thì bé mới hợp tác bú sữa mẹ. Có nhiều tư thế bé có thể bú nhưng mỗi tư thế mẹ phải thực hiện đúng phương pháp và vị trí. Mẹ bế sai dễ khiến bé sặc sữa, làm bé lo lắng và sợ hãi khi bú cũng là một nguyên nhân dẫn đến bé không chịu bú mẹ.

b. Yếu tố tâm lý:

Căng thẳng, stress hoặc hưng phấn quá có thể khiến bé không chị ti. Việc không đáp ứng ngay nhu cầu bú của bé cũng là một nguyên nhân khiến bé chống đối. Các phản ứng của cơ thể mẹ khi bé cắn cũng có thể gây ảnh hưởng lên tâm lý của bé khiến bé không chịu bú tiếp.

c. Không có da tiếp da

Da tiếp da là một công đoạn quan trọng trước khi cho con bú nhất là giai đoạn đầu đời khi bé mới sinh ra. Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hiểu rằng chuẩn bị đến giờ ti mẹ đồng thời cơ thể mẹ cũng sẽ tự phản ứng với sự tiếp xúc của bé bằng cách xuống sữa cho bé ti. Việc này cũng giống như bạn ăn món khai vị trước khi ăn bữa chính vậy, giúp kích thích vị giác làm bữa ăn ngon và hoàn hảo hơn.

không chịu bú

d. Bú quá nhiều, quá no

Sợ con đói là một vấn đề mà bất kì bà mẹ nào cũng gặp phải nên việc ép con ti quá nhiều đôi khi không thể tránh khỏi. Dạ dày trẻ sơ sinh rất bé nên việc ăn quá nhiều là mẹ đang ép bé làm việc vượt quá khả năng của bé. Bé khóc, quấy chưa hẳn là đói và đòi ti. Vậy nên mẹ hãy đọc đúng tín hiệu của bé và cho bé ăn đúng.

e. Bú bình sớm, làm trẻ nghiện ti bình, quên ti mẹ

Cơ chế bú bình và bú mẹ là hoàn toàn khác nhau. Vậy nên việc cho bé tiếp xúc với ti bình quá sớm khiến bé quên mất khả năng ti mẹ. 6 tháng đầu đời là 6 tháng mà mẹ nên cho bé ăn sữa mẹ hoàn toàn để bé có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Việc cho bé ăn sữa ngoài quá sớm cũng khiến việc giảm đi các cữ sữa mẹ làm sữa mẹ ngày càng giảm dần và bé ăn sữa ngoài ngày càng nhiều. Dần dần mẹ mất sữa và bé sẽ phải phụ thuộc vào sữa ngoài.

f. Mẹ ít sữa:

Ít sữa khiến nỗ lực bú mẹ của bé không hiệu quả lâu dần khiến bé không muốn bú. Hãy cải thiện lượng sữa của bạn sớm để bé có thể bú mẹ và duy trì sữa mẹ lâu dài. Mẹ có sữa thì bé mới chịu bú và bé chịu bú thì việc duy trì sữa mới lâu dài được. 

g. Cơ thể bé có vấn đề gây khó chịu: mọc răng, viêm tai, viêm họng…:

Cảm giác đau, khó chịu tưa miệng hoặc mụn nhọt có thể khiến bé khó chịu và từ chối bú mẹ. Các chấn thương và đau nhức bệnh lý cũng là một nguyên nhân khiến trẻ không bú.

không chịu bú

h. Sữa có mùi,vị hoặc mẹ có mùi lạ:

Mùi xà phòng, dầu gội, kem dưỡng da khi mẹ mới tắm có thể khiến bé có cảm giác lạ lẫm trong vòng tay mẹ khiến bé không dám bú. Mùi vị trong sữa do mẹ ăn các loại thực phẩm có mùi, vị quá nồng cũng khiến bé không chịu bú mẹ.

i. Cảm lạnh, ốm:

Cảm lạnh, nghẹt mũi khiến hô hấp của bé khó khăn và phải thở bằng đường miệng. Việc này làm trở ngại khả năng bú của bé và bé có thể từ chối bú mẹ


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

7 Biện pháp giúp trẻ sơ sinh chịu ti mẹ. – Sữa mẹ BMC (suamebmc.com)

Nên vắt sữa hay cho con bú? Ưu điểm và nhược điểm của hai hình thức

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797