Kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu – Lợi ích và cách thực hiện mà mọi bà mẹ nên biết!
Nếu bạn mới sinh con và bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ, bạn phải biết về các tư thế cho con bú thích hợp. Cách con bạn đưa núm vú của mẹ vào miệng trong khi bú được gọi là “khớp ngậm”. Khớp ngậm bú càng tốt, bé bú sữa càng dễ dàng. Kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu có thể giúp em bé bú mẹ dễ dàng. Nó cũng có thể giúp bạn có được tư thế thích hợp để cho con bú và ngăn ngừa đầu ti bị đau hoặc nứt cổ gà. Khớp ngậm bú sâu hay chốt sâu đảm bảo có lượng sữa tối đa cho em bé. Khớp ngậm bú nông hay chính là việc em bé chỉ ngậm đầu ti mẹ có thể khiến mẹ bị đau, ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ và có thể làm tổn thương đầu ti và bầu ngực của mẹ, khiến chúng bị nứt hoặc bị thương.
1. Làm thế nào để có được một khớp ngậm bú sâu hơn khi cho con bú?
Có một số bước cần thực hiện nhằm mục đích có được khớp ngậm bú sâu hơn trong khi cho con bú. Chúng như sau:
- Giữ vú của bạn bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bạn trên rìa của núm vú, tạo thành hình chữ “C” hoặc hình chữ “U”. Kẹp nhẹ các ngón tay lại với nhau để vú của bạn được nén lại. Đảm bảo rằng các ngón tay của bạn được giữ sang hai bên như thể bạn đang chụm lại chỉ 2,5 cm.
- Khi đưa miệng của trẻ đến gần vú mẹ, hãy dùng bàn tay của bên ấy đỡ đầu trẻ bằng ngón tay cái của bạn ở một bên gần một tai và ngón tay giữa của bạn gần với tai còn lại. Đảm bảo rằng lòng bàn tay và các ngón tay khác đang đỡ gáy em bé. Dùng gót bàn tay nâng giữa hai vai của bé để đầu bé hơi ngả về phía sau.
- Ngả đầu bé ra sau và ngửa cằm, nâng em bé lên gần đầu ti mẹ. Đầu ti phải ở ngay trên môi trên của em bé. Khi miệng trẻ mở ra, hãy đặt ti mẹ vào hàm dưới của trẻ. Tiếp theo, ngả đầu trẻ về phía trước và đặt hàm trên của trẻ sau núm ti mẹ. Khi bạn thực hiện thao tác này, hãy nhớ ấn ngón tay cái của bạn xuống để bầu ngực tạo thành hình dẹt. Bằng cách này, bạn có thể làm cho hàm dưới của bé được đặt chắc chắn hơn hàm trên.
- Chờ một chút rồi thả ngón tay ra khỏi vú. Nếu mũi của bé áp vào núm vú của mẹ, hãy hơi ngả đầu bé ra sau thêm một chút để bạn có thể nhìn thấy lỗ mũi của con trong khi mũi vẫn ở rất gần với vú. Bạn không cần phải dùng ngón tay ấn vào vú nữa.
- Nếu bạn làm đúng như trên thì trẻ sẽ bắt đầu bú mẹ ngay lập tức, nhờ vào việc ngậm chặt đầu ti mẹ.
2. Dấu hiệu của một khớp ngậm bú sâu là gì?
Bạn đã thực hiện đúng các bước để nắm vững kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu cho con bú nhưng làm thế nào để bạn biết mình đã làm đúng và con đang tận dụng được toàn bộ lợi thế của kĩ thuật này? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:
- Bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt thời gian cho con bú, hạn chế cảm giác kéo căng đầu ti. (Trong tuần đầu tiên, bạn có thể cảm thấy đau khi cho con bú, nhưng nó có thể chỉ kéo dài trong hai phút trước khi giảm bớt đến hết đau hoàn toàn).
- Môi dưới của bé sẽ bị trề ra, giống như con cá.
- Con sẽ bú với miệng mở rộng.
- Bạn sẽ có thể nghe thấy con nuốt sữa mẹ.
- Bạn có thể nhìn thấy nhiều quầng vú của bạn ở trên môi trên của trẻ hơn là bên dưới.
3. Tại sao bạn nên thử kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu?
Mặc dù kĩ thuật ngậm bú sâu thường được coi là có được vị trí chính xác để cho con bạn bú, nhưng nó thực sự còn có nhiều lợi ích hơn. Đây là lí do tại sao bạn nên cố gắng áp dụng kĩ thuật này mỗi khi cho con bú sữa mẹ:
a. Không làm đau đầu ti mẹ
Nếu bạn cố gắng cho con bú sữa mẹ với đầu ti bị khô, đau hoặc nứt cổ gà, nó sẽ dẫn đến rất nhiều đau đớn. Núm vú bị đau thường xảy ra do tư thế cho con bú không chính xác. Kĩ thuật chốt bú sâu sẽ giúp bạn không bị đau núm vú ngay từ đầu.
b. Trẻ bú được nhiều sữa hơn
Nếu trẻ ngậm bú sâu hơn, trẻ sẽ bú được nhiều sữa hơn là chỉ ngậm đầu ti trong miệng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của em bé.
c. Ngăn ngừa căng tức sữa
Nếu bé ngậm ti sâu hơn, bé sẽ hút sữa ra khỏi vú mẹ nhiều hơn, dẫn đến tình trạng căng sữa ít hơn và bé dễ dàng bú sữa hơn.
d. Kích thích sản xuất nhiều sữa mẹ hơn
Nếu bạn có bất kì vấn đề gì với nguồn sữa của mình, việc bé ngậm ti sâu có thể ổn định cả nhu cầu và nguồn cung sữa do tuyến sữa được làm trống hiệu quả hơn mỗi ngày.
e. Giúp trẻ tăng cân tốt
Việc ngậm ti tốt hơn có nghĩa là bé sẽ được cung cấp nhiều sữa hơn, dẫn đến tăng cân tốt hơn. Do đó, một chốt bú sâu có thể làm tăng lượng sữa mà con uống trong mỗi lần bú.
f. Ngăn ngừa tưa miệng và nhiễm khuẩn ở trẻ
Vì tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển mạnh trong sữa từ núm vú của mẹ nên núm vú bị nứt hoặc đau có thể làm tăng nguy cơ con bạn hoặc bạn bị tưa miệng. Một chốt bú đúng cách và vệ sinh tốt có thể ngăn điều đó xảy ra.
4. Những điều cần nhớ khi vào khớp ngậm bú sau cho trẻ
Bạn phải nhớ một số điều khi thử kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu, đặc biệt là về cách làm thế nào để bé ngậm sâu hơn:
Nếu đầu của bé ngả về phía trước quá nhiều, bé sẽ không thể đưa hàm dưới vào đúng vị trí dưới quầng vú. Điều này có thể dẫn đến đầu ti mẹ bị nứt, khô, đau hoặc chảy máu và sữa chảy ra kém hơn.
Bạn có thể đạt được kĩ thuật chốt bú sâu bằng cách sử dụng các vị trí khác nhau như tư thế ôm bóng, tư thế ôm nôi và tư thế ôm nôi chéo. Nhưng mọi tư thế đều trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ngồi thẳng lưng và sử dụng một hoặc hai chiếc gối để nâng đỡ bản thân và em bé.
Cho con bú không bao giờ khiến bạn bị đau, nhưng nếu có, đó là dấu hiệu để bắt đầu thử kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu. Kĩ thuật này có lợi cho sức khỏe cho cả bạn và con. Mặc dù đã cố gắng thực hiện kĩ thuật vào khớp ngậm bú sâu, nhưng nếu bé vẫn ngậm ti nông, vui lòng đưa bé tới Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC để kiểm tra các vấn đề đang tồn tại ở cả bà mẹ và em bé. Tìm hiểu thêm: Địa chỉ tập bú cho bé, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, thông tắc tia sữa uy tín tại Hà Nội – Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC.
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
6 Lời khuyên để giúp trẻ sơ sinh bú đúng khớp ngậm
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797