5 Mẹo để dễ dàng có khớp ngậm đúng, mẹ thoải mái và bé bú đủ no

Trước tiên, cùng Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC làm trắc nghiệm về một số vấn đề cơ bản với khớp ngậm bú của em bé như sau:

  • Núm ti của mẹ có bị đau khi cho con ngậm bú không?
  • Bé có phải là chỉ ngậm mỗi núm ti mẹ hay không?
  • Phải chăng em bé đã hấp thụ quá nhiều không khí vào bụng/ đầy chướng bụng?
  • Ngực mẹ có bị chảy sữa, căng sữa nhiều hơn sau khi con bú?
  • Có phải trẻ sơ sinh vẫn rất đói sau khi được cho bú?
  • Trẻ sơ sinh có từ chối ti mẹ trực tiếp không?

Chỉnh khớp ngậm đúng – đủ sâu – bé bú mẹ hiệu quả có thể giải quyết các câu hỏi đã nêu trên đây và còn rất nhiều vấn đề khác nữa.

 

# Mẹo số 1: Để có khớp ngậm đúng cần kích thích miệng trẻ sơ sinh mở rộng hơn!

 

Khi mẹ chuẩn bị cho bé ngậm ti, mũi của bé phải đối diện trực tiếp với núm ti của mẹ. Thông thường, các bà mẹ sẽ bắt đầu đưa ti vào miệng trẻ ngay khi đối diện với núm ti. Tuy nhiên, với mẹo này, mẹ hãy thử dịch chuyển em bé một chút để bé “chạm mũi vào núm ti mẹ trước” và mẹ sẽ có cơ hội cho em bé ngậm núm ti một cách sâu hơn!

 

# Mẹo số 2: Để có khớp ngậm đúng cần sự chờ đợi và kiên nhẫn!

 

Chờ cho trẻ há miệng đến điểm rộng nhất trước khi ngậm vào ti mẹ. Khi mẹ đưa trẻ đến gần ti mẹ, trẻ sẽ ngoe nguẩy, há miệng và lắc đầu sang hai bên rồi mới ngậm vào ti mẹ. Đây là cách để bé sẵn sàng và chủ động bú mẹ! Hãy kiên nhẫn và đợi em bé mở miệng thật rộng trước khi mẹ để cho con đến với núm ti. Nếu mẹ vội vàng và đưa trẻ sơ sinh vào bú ngay khi con chỉ mới bắt đầu mở miệng, thì bé chỉ chốt được khớp ngậm bú nông (khiến ti mẹ bị đau, trẻ không bú được sữa mẹ).

 

khớp ngậm đúng

 

# Mẹo số 3: Để có khớp ngậm đúng cần nhớ là trẻ ăn sữa, không phải ăn cơm!

 

Khi ngậm vú, mục tiêu của mẹ là đưa được nhiều vú vào miệng trẻ nhất có thể (không chỉ núm ti mà còn cần cả quầng vú xung quanh đó nữa!). Khi bé ngậm nhiều vú hơn, chốt bú sẽ sâu hơn, bé cảm thấy thoải mái hơn và bé bú tốt hơn (không giống như ăn cơm, bé chỉ cần há miệng vừa phải và đút thìa gần cửa miệng để không bị nghẹn).

 

# Mẹo số 4: Để có khớp ngậm đúng cần tập trung vào môi dưới của trẻ sơ sinh nhiều hơn

 

Khi chốt bú đã đủ sâu, chắc hẳn mẹ cũng nhìn xuống để kiểm tra xem hình dạng của chốt bú đúng của con trông như thế nào đúng không? Khi mẹ làm điều này, hầu hết những gì mẹ nhìn thấy là môi trên. Thay vào đó, BMC sẽ yêu cầu mẹ không quên tập trung quan sát phần môi dưới! Mẹ không thể thực sự nhìn thấy môi dưới ngay khi trẻ vào khớp ngậm bú, vì vậy mẹ sẽ cần phải chú ý đến môi dưới khi mẹ đang cho con bú.

Môi dưới phải là phần đầu tiên của miệng bé chạm vào vú mẹ. Để làm được điều này, BMC muốn mẹ nghĩ đến việc mẹ đang cắn một miếng bánh mì. Hãy để ý xem mẹ có đặt môi dưới (hàm dưới) lên bánh đầu tiên và sau đó cắn hàm trên xuống hay không? Đây là cách mẹ nên cho trẻ ngậm bú, với môi dưới trước sau đó là môi trên.

Điều này đảm bảo rằng một phần lớn diện tích bên dưới núm ti mẹ sẽ lọt vào miệng trẻ, giúp núm ti được kéo vào phía sau miệng của trẻ (gần vòm miệng mềm) chứ không phải ở phía trước (nơi có vòm miệng cứng).

 

khớp ngậm đúng

Khớp ngậm bú sai (nông) vs khớp ngậm bú đúng

 

# Mẹo số 5: Để có khớp ngậm đúng cần cảm nhận của chính mẹ

 

Khớp ngậm bú của con khiến mẹ cảm thấy như thế nào? Nó có cảm thấy thoải mái hơn không? Đây là một dấu hiệu tốt! Một khớp ngậm bú đúng phải có cảm giác giống như một cảm giác kéo/ giật mạnh, không gây đau hay kìm kẹp.

Miệng bé há to ở khóe môi? Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng! Nếu miệng bé có vẻ hẹp ở khóe miệng hoặc môi bé có vẻ mím lại (gần giống như đang huýt sáo) thì chốt bú của bé quá nông và mẹ nên thử lại để lấy chốt sâu hơn.

Cuối cùng, hãy quan sát núm ti của mẹ khi trẻ bú xong. Trông nó như thế nào? Nếu nó tròn hoặc tương tự như hình dạng núm ti đang nghỉ ngơi của mẹ, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy mẹ đã có một chốt bú sâu! Nếu núm ti của mẹ bị dẹt, nhăn nheo hoặc bị nhúm lại, mẹ cần cố gắng hơn một chút để có thể ngậm sâu hơn.

 

Một số gợi ý mẹ cần lưu ý và cân nhắc

 

Tới đây mẹ đã có thể giúp trẻ chốt được khớp ngậm đúng và hiệu quả làm trống tuyến sữa cho mẹ hay chưa?

Nếu mẹ và bé đã thành công, xin chúc mừng hai mẹ con đã xuất sắc hoàn thành mục tiêu! Nhưng vẫn chưa, còn tồn tại những khó khăn khác hoặc mới phát sinh mà trẻ chưa thể bú mẹ đủ tốt thì phải làm sao đây?

Vui lòng liên hệ với chúng tôi – Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC để có cuộc hẹn trực tiếp hoặc online (nếu mẹ ở xa). Chuyên gia tư vấn sữa mẹ – DS. Hương của BMC có thể hướng dẫn và đồng hành cùng mẹ chỉnh khớp ngậm đúng cho trẻ, đảm bảo rằng không có điều gì khác xảy ra hoặc khắc phục các vấn đề khác khi nuôi con bằng sữa mẹ theo cách mà chỉ có những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nhiều năm điều trị cho rất nhiều mẹ thành công.

 

khớp ngậm đúng

 

Nếu còn thắc mắc về BMC và các hoạt động trong lĩnh vực nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể tham khảo thêm tại: Trung tâm BMC.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh: Tại sao trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797