Sai khớp ngậm bú: Nguyên nhân là gì? Phải làm sao?

Bú sữa mẹ là một giai đoạn quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì chúng đang lớn và phát triển các cơ quan trong thời gian này. Em bé bị sai khớp ngậm có thể có nguy cơ tăng cân bất ổn định hoặc sụt cân và đối mặt với những bất thường về tăng trưởng và thiếu hụt dinh dưỡng.

Đối với các bà mẹ, thật tồi tệ khi nguồn sữa mẹ bắt đầu giảm xuống/ mẹ bị ít sữa khi cơ thể nhận ra rằng sữa không được sử dụng để nuôi con (qui luật cung – cầu). Chỉnh khớp ngậm bú đúng cách sẽ đảm bảo nguồn cung cấp sữa mẹ ổn định và trẻ đạt được các mốc phát triển bình thường. Dưới đây là tất cả những gì mẹ cần biết về các vấn đề liên quan đến việc sai khớp ngậm và giải pháp của chúng ra sao.

 

1. Các dấu hiệu & triệu chứng của sai khớp ngậm bú:

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề về ngậm ti ở trẻ sơ sinh là:

  • Không thể nghe thấy tiếng nuốt sữa mẹ từ miệng và cổ họng của trẻ.
  • Trẻ phát ra tiếng nhấp nháp và âm thanh lớn trong khi bú mẹ.
  • Miệng trẻ nằm ở góc 160 độ hoặc thấp hơn trong suốt thời gian bú mẹ.
  • Sau sinh mẹ bị ít sữa dần dần/ giảm sữa.
  • Trẻ sơ sinh không vui vẻ và thất thường sau khi bú sữa mẹ.
  • Trẻ giảm cân hoặc tăng cân với tốc độ không lành mạnh.
  • Con chỉ ngậm núm ti và không ngậm thêm chút nào quầng ti xung quanh.

 

2. Sai khớp ngậm bú: Nguyên nhân là gì? Phải làm sao?

 

Mỗi em bé đều khác nhau và mỗi bà mẹ sẽ gặp một vấn đề khác nhau khi con ngậm ti mẹ. Các nguyên nhân sai khớp ngậm thông thường và giải pháp của chúng bao gồm:

 

2.1 Sai khớp ngậm bú: Trẻ sơ sinh bị kích thích quá mức

 

Con có thể cáu kỉnh, tức giận, quấy khóc hoặc thất thường sau khi mẹ bú sữa mẹ. Có một số lí do đằng sau điều này là do mệt mỏi hoặc quá kích thích. Một đứa trẻ đang khóc vì đói thường khó có thể chốt bú đúng.

 

Giải quyết thế nào?

Nhỏ một vài giọt sữa mẹ lên núm ti của mẹ trước khi bắt đầu cho bé ngậm để khuyến khích. Giúp trẻ được bú no vào tất cả các cữ bú để tránh làm trẻ quá đói trước/ sau khi ăn.

 

 

2.2 Sai khớp ngậm bú: Em bé buồn ngủ

 

Đôi khi có thể do các loại thuốc được dùng sau khi mẹ sinh con khiến em bé mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu em bé cảm thấy buồn ngủ không phải do thuốc mẹ dùng, đó cũng có thể là do bé mới chào đời và chưa thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

 

Giải quyết thế nào?

Nếu đúng như vậy, hãy thử đánh thức con sau 2 hoặc 3 giờ và huấn luyện con sẵn sàng cho việc bú mẹ. Nói chuyện với con mẹ và thử nghiệm các tư thế cho con bú khác nhau sẽ hữu ích.

 

 

2.3 Sai khớp ngậm bú: Mẹ có núm ti lớn

 

Núm ti lớn khiến trẻ khó ngậm bú đúng cách trong khi bú. Nếu núm ti của mẹ quá lớn, bé sẽ không thể bám vào các vùng xung quanh quầng ti.

 

Giải quyết thế nào?

Sử dụng máy hút sữa để làm cho núm ti nhỏ hơn và kéo dài thời gian cho con bú là cách giúp bé dễ chốt bú hơn.

 

2.4 Sai khớp ngậm bú: Mẹ có bầu ngực lớn

 

Ngực lớn khiến em bé bị khuất tầm nhìn của mẹ và không thể nhìn thấy cách bé ngậm ti. Có bộ ngực lớn khiến mẹ khó có thể đặt con đúng tư thế trong khi cho con bú.

 

Giải quyết thế nào?

Có một vài tư thế cho con bú như tư thế bé nằm sấp trên bụng mẹ và tư thế ôm bóng mẹ có thể thử. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn sữa mẹ có thể cho kết quả tích cực ngay sau một đến hai lần tập bú và chỉnh khớp ngậm.

 

2.5 Sai khớp ngậm bú: Sinh non

 

Trẻ sinh non có miệng nhỏ và lực mút kém khiến trẻ khó ngậm được núm ti trong khi bú.

 

Giải quyết thế nào?

Mẹ có thể phải hút sữa mẹ ra và cho bé ăn bằng cốc, thìa hoặc ống tiêm.

 

2.6 Sai khớp ngậm bú: Mẹ có cấu tạo ti thụt

 

Núm ti thụt vào trong gây khó khăn cho các bà mẹ khi cho con bú. Nếu mẹ gặp trường hợp núm ti bị thụt vào trong, trẻ sẽ khó ngậm ti mẹ. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề cho một số trẻ có khả năng bú mẹ tốt.

 

Giải quyết thế nào?

Mẹ có thể thử sử dụng máy hút sữa để xoa bóp và kéo dài núm ti đủ để cho con bú. Thông thường, khi trẻ không thể bú mẹ khi ti thụt thì các kĩ thuật và chuyên môn của chuyên gia tư vấn sữa mẹ lại làm rất tốt trong việc đưa trẻ vào khớp ngậm bú đúng.

 

2.7 Sai khớp ngậm bú: Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi

 

Đây là một tình trạng y tế hay còn được coi là một dạng dị tật bẩm sinh. Trẻ bị tình trạng này không thể vươn lưỡi ra xa trong khi bú và có thể gây ra các vấn đề về khớp ngậm.

 

Giải quyết thế nào?

Với các trường hợp nhẹ hơn, chuyên gia tư vấn sữa mẹ sẽ có thể giúp trẻ chốt bú một cách hiệu quả, nhanh chóng. Ngược lại, với tình trạng nặng hơn, phẫu thuật có thể là biện pháp dành cho con.

 

2.8 Sai khớp ngậm bú: Trẻ bị sứt môi

 

Việc cho con bú trở nên khó khăn khi trẻ sinh ra bị sứt môi. Sứt môi là tình trạng hình thành các khe hở trên vòm miệng hoặc môi trên. Điều này khiến trẻ khó khăn khi bú mẹ.

 

Giải quyết thế nào?

Nếu con được sinh ra với tình trạng sứt môi, mẹ sẽ cần nhờ tới chuyên gia có chuyên môn dạy con cách cho con bú theo một cách đặc biệt hơn. Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn tốt nhất cho tình trạng của bé!

 

2.9 Sai khớp ngậm bú: Các vấn đề y tế đặc biệt

 

Em bé có thể được sinh ra với các tình trạng bệnh lí đặc biệt hoặc có vấn đề về nhận thức. Bé có thể khó bú vì khó thở do bệnh tim hoặc bệnh gì đó tương tự.

 

Giải quyết thế nào?

Mẹ sẽ phải nói chuyện với các bác sĩ về các lựa chọn điều trị nếu con sinh ra với các tình trạng y tế đặc biệt. Các kĩ thuật điều trị và tập bú cho bé sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán y tế.

 

Trên đây là 9 nguyên nhân và cách giải quyết cho các trường hợp sai khớp ngậm bú phổ biến nhất để cha mẹ tham khảo. Lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ và bú mẹ trực tiếp là quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất của mẹ, tuy nhiên, trong hành trình này sẽ không thể tránh khỏi các vấn đề khó khăn gặp phải. Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu và đồng hành cùng các bà mẹ – trẻ em vượt qua mọi thử thách trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ: Mẹ gặp khó khăn – luôn có BMC ở bên!


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797